Giới thiệu

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tích cực quan tâm, đẩy mạnh phát triển ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trong những năm gần đây, đặc biệt là các ứng dụng CNTT trong Văn hóa - Du lịch. Năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về mức độ ứng dụng CNTT (Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, về mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 26/8/2020) đã thể hiện được sự quyết tâm, mức độ sẵn sàng của tỉnh trong việc xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ nhân dân.

Hiện nay, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Với việc kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung ngày 25/12/2019 chính là bước đầu của tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó CNTT và truyền thông được lựa chọn là ngành đột phá.

Để hiện thực hóa Nghị quyết, Tỉnh đang gấp rút triển khai hướng tới xây dựng khu CNTT tập trung; xây dựng chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường khởi nghiệp cho các DN nhỏ và vừa; xây dựng chính sách hỗ trợ thủ tục một đầu mối, chính sách ưu đãi về CNTT nhằm xây dựng môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp CNTT có điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Thừa Thiên Huế; triển khai liên kết với các trung tâm đào tạo nhân lực CNTT; xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet sẵn sàng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại. Tỉnh phối hợp cùng Đại học Huế và các trường thành viên, Đại học Phú Xuân, các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tiến hành đổi mới mô hình đào tạo; không chỉ đào tạo chuyên ngành CNTT mà còn đào tạo chuyển đổi từ các ngành khác sang CNTT, kể cả những ngành thuộc về lợi thế khác biệt của TTH như y tế, văn hóa, để tạo ra sự đột phá trong phát triển nguồn nhân lực CNTT.

“KHÁC BIỆT, ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN”

Với quan điểm và tư duy đổi mới, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định quyết tâm khai thác lợi thế so sánh khác biệt của Tỉnh để thúc đẩy một cách mạnh mẽ phát triển công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Qua đó, kêu gọi các doanh nghiệp, chuyên gia cùng đồng hành để thực hiện quyết tâm đó, vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Tình hình hoạt động

 
 
 
 

Các cơ sở Đào tạo CNTT

Tiềm năng

Sự quyết tâm và tính sẵn sàng của Chính quyền Thừa Thiên Huế
  • Một trong 6 địa phương tiêu biểu, tiên phong trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số khối hành chính Nhà nước (TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam lần thứ nhất - năm 2022)
  • Đứng thứ nhất toàn quốc về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI năm 2021
  • Đứng thứ 2 toàn quốc về Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2021
  • Đứng Top đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính PAR Index năm 2021
  • Đứng Top đầu cả nước về phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh (từ năm 2018 đến nay).
  • Đứng Top đầu cả nước về ứng dụng Công nghệ thông tin ICT Index (từ năm 2019 đến nay).
  • Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế là thành viên Chuỗi CVPM Quang Trung.
  • Đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp với tổng doanh thu công nghệ thông tin: 849 tỷ đồng.
  • Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 10/08/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”.
  • Thành lập Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế: cầu nối giữa Chính quyền – Doanh nghiệp và Nhà trường.
  • Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 10/09/2018 về Triển khai đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2025”.
  • Thừa Thiên Huế đạt giải Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á.
  • Ưu tiên, định hướng đầu tư Khu CNTT tập trung (Quy hoạch quỹ đất từ 40 ha) ở những vị trí thuận lợi, gần trung tâm thành phố Huế.
Môi trường pháp lý
  • Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
  • Tỉnh đã thành lập một bộ phận hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, theo đó Doanh nghiệp CNTT đến Huế chỉ cần nêu yêu cầu, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, bộ phận hỗ trợ sẽ chủ động thực hiện các thủ tục liên quan cho đến khi hoàn tất chuyển giao hồ sơ để doanh nghiệp đi vào vận hành.
Hạ tầng CNTT
  • Cổng dịch vụ công trực tuyến duy nhất trên phạm vi toàn tỉnh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin và gửi hồ sơ đăng ký giải quyền thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi.
  • Trung tâm điều hành đô thị thông minh đảm bảo hạ tầng thông tin dùng chung phục vụ cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ máy chủ ảo, các dịch vụ hosting, các phần mềm ứng dụng trên nền web, dịch vụ VPN cho hệ thống mạng WAN tỉnh với kết nối kênh thuê bao Internet tốc độ 300Mbps trong nước và 4Mbps quốc tế.
  • Triển khai đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”, hiện nay trên nhiều trục đường chính trong thành phố Huế đã lắp đặt hệ thống camera giám sát, quản lý giao thông; hỗ trợ an ninh, an toàn cho cộng đồng, du khách.
  • Có 28,3km hệ thống ngầm cáp viễn thông tại 31 tuyến đường.
  • Đường truyền Internet tốc độ cao đáp ứng tối đa nhu cầu về dung lượng.
Nguồn nhân lực CNTT
  • Thừa Thiên Huế là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước với 8 trường Đại học chất lượng cao, 3 khoa và nhiều trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
  • Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có có 281 giáo sư, phó giáo sư; 290 giảng viên cao cấp; 786 tiến sĩ; 1.495 thạc sĩ và 33 giáo sư danh dự cùng hàng trăm giáo sư, phó giáo sư thính giảng người nước ngoài.
  • Trên 2000 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
  • Hàng năm, đào tạo trung bình trên 10.000 tân cử nhân có trình độ đại học, trên 5000 người đến từ các trường Đại học Dân lập, Cao đẳng, Trung cấp… đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp.
  • Số lượng sinh viên CNTT dự kiến ra trường từ nay đến năm 2021 từ các trường Đại học, Cao đẳng khoảng 1500 sinh viên.
  • Thỏa thuận hợp tác giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế Hoạch và Đầu tư và Trường ĐH Phú Xuân về việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, cam kết có việc làm cho học viên sau đào tạo, cụ thể:
    • Giai đoạn 1 (2018 - 2020) các bên sẽ phối hợp triển khai đào tạo mỗi năm từ 500- 700 kỹ sư phần mềm;
    • Giai đoạn 2 (2021 - 2023) đào tạo từ 1.000 - 1.500 kỹ sư phần mềm
  • Nguồn nhân lực phụ trợ: Trường Đại học Ngoại ngữ và các khoa Ngoại ngữ tại các trường Đại học khác hằng năm cung cấp khoảng 500 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành: Anh, Nhật, Trung, Pháp, Nga, Hàn ..., có thể làm việc trong các dự án nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT.
  • Tính cách con người Huế phù hợp với lĩnh vực CNTT: thông minh, cẩn thận, chi tiết, chu đáo và tính gắn kết cao.
Hạ tầng sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu hoạt động ngay

Hiện tại có khoảng 17 tòa nhà và văn phòng cho thuê ngay trung tâm thành phố với tổng diện tích sàn 20.000 m2, trong đó có 6.000m2 sàn còn trống với giá dao động từ 90.000 VNĐ/m2 đến 350.000 VNĐ/m2

STT Địa điểm cho thuê văn phòng Địa chỉ Tổng diện tích cho thuê (m2) Giá dao động (VNĐ)
1 Tòa nhà Viettel 11 Lý Thường Kiệt, Huế 2.136 160.000
2 Tòa nhà HCC Lý Thường Kiệt 28 Lý Thường Kiệt, Huế 1.735 184.000 - 322.000
3 Tòa nhà HCC Hà Nội 23 Hà Nội, Huế 1.080 206.000 - 280.000
4 Tòa nhà HCC Hùng Vương 30 Hùng Vương, Huế 1.500 - 100 triệu/toàn bộ diện tích cho thuê
- từ 15 - 55 triệu/1 tầng
5 Tòa nhà HCC Phạm Văn Đồng 9 Phạm Văn Đồng, Huế 1.434 206.000 - 240.000
6 Coplus working space 65 Bến Nghé, Huế 300 110.000 - 130.000
7 Tòa nhà HueCIT 6 Lê Lợi, Huế 770 90.000 - 160.000
8 Ngân hàng VietinBank 2 Lê Quý Đôn, Huế 3.640 200.000 - 300.000
9 Tòa nhà Vadein 78 Bến Nghé, phường Phú Hội, Huế 1.050 160.000 - 200.000
10 Ngân hàng Đông Á 26 Lý Thường Kiệt, Huế 173 160.000 - 220.000
11 Công ty Ân Nam 25 Nguyễn Văn Cừ, Huế 1.647 160.000 - 220.000
12 Tòa nhà VNPT 51A Hai Bà Trưng, Huế 300 160.000 - 220.000
13 Tòa nhà Techcombank 24 Lý Thường Kiệt, Huế 300 160.000 - 220.000
14 The Mannor Crown Huế 62 Tố Hữu, Huế

1.000

Giá call
15 Yours WorkSpace 103 đường số 4 - Góc đường số 4 và đường số 1 An Cựu City, Huế 300 200.000 - 300.000
16 Đại học Huế

02 Lê Lợi, Huế

20 Lê Lợi, Huế

4.500 90.000 - 300.000
17 Tòa nhà Phúc Thịnh 4/43 Lý Thường Kiệt, Huế 500 160.000 - 220.000
Lĩnh vực ưu tiên & Dự án thu hút đầu tư khu CNTT

Thừa Thiên Huế là Thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, là trung tâm y tế, giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước.

Với định hướng phát triển trở thành thành phố Di sản, văn hóa, xanh, thông minh và hiện đại, Thừa Thiên Huế xác định việc đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0 là ưu tiên hàng đầu để tận dụng lợi thế của Công nghệ thông tin nhằm phát triển bền vững dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Theo đó, tỉnh tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực:

  • Nghiên cứu và phát triển ứng dụng, cung cấp dịch vụ CNTT trong các lĩnh vực:
    • Du lịch thông minh, phục vụ văn hóa, di sản
    • Lĩnh vực Y tế thông minh
    • Chính phủ điện tử và dịch vụ đô thị thông minh
    • Phân tích dữ liệu, trung tâm dữ liệu
    • AI, Robotics, blockchain,
  • Gia công xuất khẩu phần mềm trong và ngoài nước
  • Đào tạo nguồn nhân lực CNTT
  • Đầu tư hạ tầng khu CNTT:
    • Dự án khu đô thị mới An Vân Dương được phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 tại Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Đầu tư hạ tầng tại Khu CNTT tập trung của tỉnh
  • Và các lĩnh vực liên quan khác phù hợp định hướng phát triển CNTT của tỉnh.
Chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực CNTT

Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh

  • Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 về việc Ban hành Một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai.
    • Hỗ trợ 50% tiền thuê mặt bằng làm việc trong 03 năm đầu kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu thuê mặt bằng trên địa bàn tỉnh để hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp/năm và được quy định cụ thể như sau:
      • Năm thứ nhất: Tối đa không quá 60.000đồng/1m2/tháng.
      • Năm thứ hai: Tối đa không quá 40.000đồng/1m2/tháng.
      • Năm thứ ba: Tối đa không quá 20.000đồng/1m2/tháng.
      • Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Hỗ trợ thủ tục hành chính
    • Hỗ trợ tài chính, tín dụng
    • Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh
    • Hỗ trợ đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ
    • Hỗ trợ nguồn nhân lực
    • Hỗ trợ mở rộng thị trường
    • Hỗ trợ thông tin tư vấn
    • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
    • Được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất hoặc thuê lại đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai;
    • Được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;
    • Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin;
    • Được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
    • Được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghệ cao. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng nhiều mức ưu đãi theo quy định của pháp luật thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

Dự án thu hút đầu tư

Thời cơ mới cho đầu tư CNTT tại Thừa Thiên Huế

Các thủ tục hỗ trợ nhà đầu tư

Doanh nghiệp tiêu biểu

Trích dẫn

Tin tức

Liên hệ

Email:
Họ và tên:
Điện thoại:
Địa chỉ:
Tiêu đề:
Nội dung:
Mã xác nhận:
CAPTCHA image
Nhập mã hiển thị ở hộp dưới đây
File đính kèm: .doc|.docx|.pdf
Công khai (điện thoại, email):
Thông tin bắt buộc
Thiết kế và xây dựng bởi HueCIT